Tư vấn kinh nghiệm mở đại lý sơn dành cho người mới bắt đầu
- 19:56 30/09/2017
Tổng hợp các bài viết về kiến thức kinh doanh online và tin công nghệ.
Đánh giá tính khả thi thị trường kinh doanh sơn nước
Trước tiên muốn biết kế hoạch kinh doanh sơn của mình có khả thi hay không thì phải tiến hành khảo sát. Bạn có thể hỏi ý kiến người thân, bạn bè và tự trải nghiệm bằng đôi mắt của mình. Hãy khảo sát những cửa hàng kinh doanh sơn đang hoạt động trong khu vực xem họ đang bán loại sơn gì, giá thế nào, có hỗ trợ gì thêm không? Địa điểm mình định bán liệu mọi người có nhu cầu mua sơn không? Nếu có thì họ ưa chuộng loại nào, giá cả bao nhiêu thì phù hợp? Từ đó, bạn sẽ đưa ra những chiến lược phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình sắp tới.
Lựa chọn hãng sơn để mở đại lý sơn
Hiện nay trên các diễn đàn đều có những lời mời chào làm đại lý sơn của các công ty sơn A,B,C nào đó. Họ thường đưa ra những mức chiết khấu cực cao lên tới 60 – 70%. Nếu đạt doanh số cuối năm sẽ được thưởng 10 – 20%. Tuy nhiên, nếu bạn chưa bao giờ kinh doanh thì hãy tìm hiểu từ từ và thật kĩ càng nhé! Đừng thấy hấp dẫn mà đâm đầu khi chưa tìm hiểu kỹ.
Tại thị trường sơn Việt Nam có hàng ngàn hãng sơn to, nhỏ khác nhau. Nhưng chúng ta tạm chia thành 4 loại sau:
Loại 1: Hãng sơn thương hiệu nổi tiếng: Alzokobel (Dulux), 4Orange (Mykolor, Spec, Boss và Expo), Nippon, Kova Jotun, Toa.
Loại 2: Hãng sơn mới nhưng có định hướng thương hiệu rõ rằng, có tốc độ phát triển nhanh, có tiềm lực tài chính dồi dào: Koto Paint…
Loại 3: Hãng sơn đã hoạt động lâu năm trong ngành sơn: Jymec, Bạc Tuyết, Đại Bàng, Alex..
Loại 4: Sơn không có thương hiệu, phát triển tự phát ít người biết. Những hãng sơn này có giá rẻ đi đôi với chất lượng kém nhưng chiết khấu cực kỳ cao.
Do đó, nếu có nhu cầu mở đại lý sơn thì đừng đề cao giá cả, chiết khấu. Hãy quan tâm tới chất lượng và thương hiệu phổ biến của hãng sơn làm tiền đề để chọn lọc. Chính vì thế, việc khảo sát và điều tra trước khi kinh doanh là việc làm thiết thực và quan trọng. Bởi bạn sẽ tìm ra được câu trả lời về thị hiếu, nhu cầu… của khách hàng để có hướng đi đúng đắn cho cửa hàng của mình.
Nếu sợ rủi ro, hãy chọn những hãng sơn có thương hiệu nổi tiếng, uy tín, chất lượng như Nippon, Dulux, Kova, MyKolor,… Còn nếu bạn muốn hướng đến những thương hiệu mới, ít cạnh tranh hơn thì nên tìm hiểu kỹ về chất lượng sơn cũng như chế độ chăm sóc, chế độ bán hàng, dịch vụ đi kèm và cam kết về sản phẩm… của nhà sản xuất đó.
Để chọn hãng sơn phù hợp, hãy chú ý tới 3 yếu tố sau:
Về thương hiệu
Một lời khuyên hữu ích cho bạn chính là chọn những hãng sơn có thương hiệu nổi tiếng, được nhiều người biết đến bởi nó ảnh hưởng đến tâm lý và quyết định mua hàng của người dùng. Chỉ cần có hình ảnh, thương hiệu, tầm ảnh hưởng thì chắc chắn hãng sơn này sẽ chiếm được sự tin cậy của người mua. Tuy nhiên, việc này đồng nghĩa với sự cạnh tranh mạnh mẽ đến từ những đại lý khác. Do đó, hãy khảo sát và điều tra khu vực mình sinh sống, địa bàn nơi bạn muốn kinh doanh sơn để có giải pháp mang lại lợi thế cạnh tranh cho mình.
Về chất lượng
Điều quan trọng để một doanh nghiệp, cửa hàng muốn tồn tại lâu dài chính là sản phẩm phải thật chất lượng. Nếu chất lượng thì người dùng sẽ yên tâm sử dụng và còn muốn giới thiệu tới người thân, bạn bè mua cùng nữa. Đặc biệt, nếu được chủ thầu công nhận chất lượng thì chắc chắn những công trình về sau họ sẽ muốn hợp tác lâu dài với đại lý sơn của bạn.
Để đánh giá chất lượng đừng nghe tư vấn bởi tất cả chỉ là câu từ hoa mỹ. Muốn biết chính xác hãy thử nghiệm và trải nghiệm thực tế. ừng nghe theo tư vấn vì họ chỉ giỏi “chém” thôi, tốt nhất “trăm nghe không bằng một thấy”, tất cả hãng sơn điều cung cấp sản phẩm dùng thử cho bạn, bạn hãy chuẩn bị mặt bằng và thử nghiệm tất cả các hãng sơn có thương hiệu và đánh giá. Nếu có kinh nghiệm hãy nhờ một người thợ có kinh nghiệm thi công và đưa ra đánh giá sẽ có kết quả.
Chiết khấu
Lợi nhuận chính là yếu tố quyết định nên hay không nên kinh doanh. Thực tế cho thấy, chiết khấu của các hãng sơn đều có sự chênh lệch nhau, thậm chí lệch khá nhiều. Vì vậy bạn nên cân nhắc mức chiết khấu nào phù hợp để cân đối ngân sách cho mình.
Nên làm nhà phân phối hay đại lý sơn cấp 1, cấp 2?
Nhiều người chưa có kinh nghiệm nhưng đều muốn mở đại lý sơn cấp 1 hay làm nhà phân phối phải thật hoành tráng. Đây là suy nghĩ sai lầm và thiển cận bởi trong lĩnh vực sơn, các đại lý được hưởng mức chiết khấu khác nhau . Nếu bán càng nhiều thì nhận chiết khấu càng cao. Mặt khác bạn phải bỏ số tiền lớn để ôm hàng nên dễ đánh mất nhiều phí cơ hội và dễ bị tồn hàng.
Để mở đại lý cấp 1 hay 2 phụ thuộc vào kinh nghiệm. Khi trở thành đại lý bạn sẽ lấy hàng trực tiếp từ nhà sản xuất. Ưu điểm của cách thức này là bạn có thể lấy hàng với giá tốt nhất, sản phẩm tốt nhất và được công ty hỗ trợ cả về kế hoạch lẫn chiến lược bán hàng. Tuy nhiên, nhược điểm ở đây là bạn phải đảm nhận một thị trường nhất định và phải phát triển thị trường đó một cách tốt nhất. Chính vì thế, nếu đảm bảo được về vốn và tự tin với khả năng kinh doanh, cách thức quản lý của mình thì bạn có thể lựa chọn hình thức này.
Còn nếu trở thành đại lý sơn cấp 2 bạn sẽ lấy hàng qua đại lý cấp 1 và không cần nhiều vốn. Bạn có thể lấy hàng với số lượng vừa đủ, phù hợp với khả năng của bạn và có thể khất nợ nếu cần. Nhưng tất nhiên khi lấy hàng qua đại lý trung gian thì giá bán của bạn sẽ phải cao hơn và ăn lợi nhuận ít hơn. Do đó, trước khi tiến tới kinh doanh hãy tìm hiểu thật kỹ để có được chiến lược kinh doanh phù hợp nhất cho mình.
Trên đây là những tư vấn kinh doanh sơn nước và kinh nghiệm mở đại lý sơn cho các bạn mới bắt đầu và còn nhiều bỡ ngỡ trong lĩnh vực này. Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ có những quyết định đúng đắn và phù hợp nhất với tiềm lực và khả năng của mình khi kinh doanh sơn và chúc bạn thành công.