CWS Blog

Tổng hợp các bài viết về kiến thức kinh doanh online và tin công nghệ.

7 kênh kinh doanh online kiếm tiền, bạn biết chưa?

  • 13:47 02/10/2017

Nhiều bạn sẽ bắt đầu cảm thấy khó hiểu, vì sao website mới là kênh bán hàng chính thức cần đầu tư, trong khi những kênh như Facebook, diễn đàn rao vặt … chỉ là kênh tiếp thị? Dưới đây chính là lời giải cho câu hỏi này, cũng như hướng đi cho những bạn có số vốn ít nhưng muốn kinh doanh online.

1. Kênh bán hàng online mạng xã hội
Để bắt đầu kinh doanh online, mọi người đều có thể dễ dàng bắt đầu trên Facebook, Zalo, instagram… cực kỳ nhanh chóng, cách sử dụng thì đã quá sức tiện lợi. Chi phí đầu tư lại thấp. Nhưng giờ cạnh tranh nhiều, đủ loại mặt hàng trên đời, ít tiền quảng cáo thì bị đè.

Hướng tốt nhất hiện tại là: hãy làm thương hiệu đàng hoàng, bán hàng nhắm vào thị trường ngách, “cần cù” bù “tiền bạc”, cần cù suy nghĩ và hướng tư duy mới cho sản phẩm, dịch vụ và đầu tư content chất lượng.

Kênh Facebook: Đây vẫn được xem là kênh bán hàng online miễn phí được nhiều người sử dụng, bởi họ có thể tận dụng trang cá nhân, Page và Groups Facebook để bán hàng. Cụ thể bán trên kênh Facebook như thế nào bạn có thể đọc lại chi tiết trong các bài viết:

➡  Chi tiết cách bán trên kênh profile facebook

➡  Cách bán hàng trên Fanpage

➡  Tổng hợp Groups facebook bán hàng tốt nhất

Kênh Zalo: Chăm sóc khách hàng, bán hàng cá nhân tốt, nên tận dụng để đỡ tốn phí. Xem ngay bài viết Kinh nghiệm bán hàng trên Zalo

Kênh Instagram: Bán hàng online trên kênh này nhắm vào đối tượng chị em phụ nữ là ngon nhất, với các loại mặt hàng như: Thời trang, mỹ phẩm, đồ ăn… Nhưng đặc biệt lưu ý rằng hình ảnh phải đẹp và sang mới có thể thu hút được sự chú ý của chị em.

Đừng quên đọc bài viết: Cách bán hàng online hiệu quả trên Instagram nếu muốn tận dụng kênh này nhé.

2. Kênh bán hàng Sàn Thương mại điện tử
Ngoài bán trên kênh Facebook và chạy quảng cáo trên Facebook… thì bạn có thể bắt đầu bằng cách kiếm một sản phẩm nào đấy rồi tạo gian hàng trên các sàn thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam như Lazada, Adayroi, Sendo, Shopee…

Ví dụ: Lazada sẽ giúp bạn bán hàng, quảng cáo, giao hàng cho khách… họ chỉ lấy 8% -20% phí tùy loại sản phẩm và ngành hàng.

Vậy bạn chỉ cần kiếm sản phẩm phù hợp, mức lợi nhuận phù hợp… và tiến hành ngay thôi. Nhưng trước tiên hãy nhớ đọc bài viết 13 Kinh nghiệm bán hàng trên Sàn TMĐT Lazada, Sendo

Tin HOT: Lazada đã mở cửa cho cả “người kinh doanh cá nhân”, bạn không cần phải có giấy phép đăng ký kinh doanh, hay hộ kinh doanh cá thể. Chỉ cần đăng hàng lên là bán thôi.

Tuy nhiên: Lazada sẽ duyệt sản phẩm kỹ, loại hàng fake… nên sẽ không bán được hàng VNXK, hàng lên, hàng dựng…

3. Bán hàng online trên các kênh rao vặt
Nếu thích buôn đồ lạ, bán đồ cũ, buôn đồ secondhand để ít vốn, ít cạnh tranh thì bạn có thể tận dụng các trang như: 5giay, chotot và bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, hãy coi đây như một kênh tiếp thị thêm, bạn không thể duy trì kinh doanh nếu chỉ phụ thuộc vào mỗi kênh bán hàng này.

4. Bán trên Sàn TMĐT nước ngoài
Nếu chán phải cạnh tranh trong nước rồi, bạn có thể tìm kiếm những sản phẩm phù hợp đang bán trên các trang Thương Mại Điện Tử lớn nhất thế giới: như Amazon, Esty, Alibaba…

Và có một nhóm bạn trẻ đang rất thành công với mô hình :

Amazon FBA , Dropshipping đấy..

Amazon thì ai cũng biết.

Alibaba thì hơi tốn phí

Nếu bạn là dân nghệ thuật, một artist chính hiệu… tại sao lại không thiết kế ra những mẫu mã, hay hình ảnh cực chất để bán cho toàn thế giới… qua những trang như Teesrping, Teechip, sunfog
“Chơi theo team tỷ lệ có lãi cao hơn, mình biết nhiều team kiếm tiền trăm mỗi tháng lắm… có 4,5 người thôi”

5. Bán hàng trên các trang đánh giá cộng đồng
Nếu chỉ thích “ăn” và thích làm các món ăn vặt  thì bạn nên gom vốn tạo ra quán cóc nho nhỏ trên vỉa hè, rồi những trang như foody, lozi, diadiemanuong … sẽ giúp bạn quảng cáo, kiếm khách hàng.

6. Website – Kênh bán hàng online nhất định phải đầu tư
Cạnh tranh online càng ngày càng cao, và làm sao để khách hàng nhớ thương hiệu của bạn, làm sao để khách mua hàng qua Facebook trở lại với bạn lần sau, làm sao chi phí quảng cáo remarketing rẻ, và làm sao để quảng cáo trên Google hiệu quả… thì bạn nhất định cần một website để thu hút khách hàng. Đầu tư công sức tầm 3-6 tháng là bạn có thể an tâm về việc kinh doanh một phần và xây dựng thương hiệu lâu bền hơn cả thảy người chỉ bán hàng online lên các kênh không chính thống khác.

Khi nói đến bán hàng online, nhiều bạn thường mặc định nó là Facebook. Không phải vậy, bán hàng trên Facebook chỉ là điểm khởi đầu khi chúng ta còn khó khăn về vốn trong giai đoạn mới bắt kinh doanh online thôi. Nhưng một khi doanh thu từ kênh này ổn định một chút, hãy nghĩ đến những thứ xa hơn, tiếp cận thêm khách hàng trên những kênh online khác. Người ta gọi đó là xu hướng bán hàng đa kênh. Và cho dù có đa kênh, hãy nhớ tập trung vào một kênh chính thức của bạn, đó chính là website. Các kênh còn lại, hãy coi như đó là những kênh tiếp thị, giúp bạn thúc đẩy doanh số bán hàng cho mình.

Vì sao các kênh bán hàng trên lại coi là không chính thống? Vì đơn giản nó không thuộc quyền sở hữu của bạn, và nếu chỉ cần vi phạm một chính sách bất kỳ, tài khoản của bạn sẽ bị khóa, Fanpage triệu like của bạn cũng bị block ngay lập tức… Trong khi website thì không, bởi website là của bạn và bạn có thể làm bất cứ thứ gì mình muốn để tối ưu người dùng cũng như thúc đẩy doanh số.

Hãy suy nghĩ đơn giản như thế này, website của bạn giống như cửa hàng truyền thống vậy. Bạn sẽ phải đầu tư xây dựng, trang trí cửa hàng để thu hút mọi người đến mua và tạo dựng thương hiệu, lòng tin cho người tiêu dùng. Còn các gian hàng mẫu, hay quầy hàng giới thiệu mà bạn thuê tại các siêu thị, hay hội chợ sẽ giống như việc chúng ta bán hàng trên các kênh rao vặt, Facebook thôi, đó không phải là kênh chính thống.

Việc sỡ hữu một website thời đại này không bắt buộc bạn phải đi học 4 năm “ngồi code”, công nghệ là quan trọng nhưng cứ để cho người khác lo. Công việc của bạn chỉ là truy cập vào CWS.VN, chọn giao diện như ý, chỉ sau 5 phút thao tác là bạn đã có một website như mong muốn, được tích hợp tất cả các kênh bán hàng như Facebook, Lazada, Sendo, Zalo… trên website. Không cần vất vả đăng từng sản phẩm lên Sendo, Lazada… chỉ cần cài ứng dụng của CWS, sau một cú click chuột, toàn bộ sản phẩm trên website của bạn sẽ được tự động đồng bộ lên gian hàng sàn TMĐT. Rất nhanh gọn và rất tiết kiệm. Nếu gặp khó khăn gì khi tạo web có thể vào trang Trợ giúp CWS bên mình, hoặc gọi về số 08.6917.7476 đề được hỗ trợ nhé.

7. Kinh doanh với hình thức Affiliate
Nếu bạn cảm thấy tất cả những việc trên không phù hợp với bạn, bạn là một người “yêu thích” kỹ thuật hay là một người “năng động” thích giao tiếp… thì có thể kiếm tiền bằng Affiliate, giới thiệu cho người khác mua sản phẩm gì đấy và bạn có một khoản tiền chiết khấu nhanh gọn, dễ dàng.

Ví dụ: bạn đang là một Bloger, hay một ngành nghề bất kỳ, nếu muốn kiếm thêm thu nhập từ Affiliate bạn có thể giới thiệu dịch vụ làm website CWS cho khách hàng của công ty bạn, với mỗi thương vụ giới thiệu thành công, bạn sẽ nhận được khoản hoa hồng bằng 10% giá trị của hợp đồng được khách hàng ký. Nếu muốn tham gia kiếm tiền với cách này thì đừng quên đăng ký làm Affiliate đối tác của CWS bên mình nhé.

Trên đây là các kênh bán hàng online hiệu quả năm 2017 dành cho bạn, hãy bắt đầu lựa chọn những kênh bán hàng phù hợp với tiềm năng hiện tại và bắt đầu kinh doanh ngay nhé. Hãy nhớ, không có kênh bán hàng online đơn giản, trừ khi bạn có đầu tư chất xám và tài chính một cách nghiêm túc và có chiến lược.

G

Gọi ngay